Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1,5 triệu ha (khoảng 40%), phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu và lác đác ở một số vùng khác. Việc đất bị nhiễm phèn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, làm cây ngừng sinh trưởng hoặc chết.
Với mục đích cải taọ đất phèn và giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định, sản lượng, năng suất cao. Công ty CP HC Đất Việt đưa ra giải pháp chống ngộ độc phèn và cải tạo đất phèn đến bà con nông dân.
Giải pháp đối với cây trồng:
– Trước khi gieo trồng cần bón lót phân chuồng, phân có hàm lượng lân cao và bón kết hợp với vôi nhằm cải thiện độ pH của đất và hạ phèn.
– Trên đất phèn nặng, bón 50 – 80kg N/ha, 60 kg P2O5/ha và không bón hoặc bón rất ít kali. Vì K trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm K có khả năng tăng độc chất nhôm (Al) gây chết cây hoặc giảm năng suất. Trong đất phèn lượng Ca và Mg rất thiếu, vì thế nên bón thêm phân vôi với liều lượng từ 500-1000kg/ha.
– Trên đất phèn nhẹ, lượng phân đạm cần bón cao hơn, phân lân có thể bằng hoặc thấp hơn, nên cung cấp một ít kali. Cụ thể lượng phân bón cho 1 ha như sau: 100 kg N nguyên chất, 30 – 45 kg P2O5, 10 – 15 kg K2O, nên bón bổ sung phân vôi.
– Đồng thời kết hợp nên bón phân chuồng hoai mục và phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân), phân bón lá có hàm lượng acid humic cao, một phần nuôi dưỡng bộ rễ, một phần giúp lúa giải độc phèn sắt cho bộ rễ.
– Cần đánh rãnh, làm mương để xả phèn khi cần thiết.
Khi cây đang bị ngộ độc phèn, tuyệt đối không được bón phân đạm (urê) và NPK hoặc phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao. Chỉ nên phun qua lá với phân bón lá có thành phần acid humic và hydrophos (Mg, Zn,..). Rãi vôi và kết hợp xả nước phèn.