PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY ĐIỀU

SÂU ĐỤC THÂN

Triệu chứng:

Sâu đục thân gốc: Sâu non đục vào bên trong thân cây theo nhiều đường ngoằn ngoèo và ăn vào tận trung tâm làm tắc nghẽn các mạch dẫn nhựa nuôi các cành bên trên nên dần dần cây bị suy và chết, lỗ đục do ấu trùng của sâu đục thân có nhiều phân và chất thải giống mạt cưa cùng nhựa cây tiết ra.

Sâu đục thân cành: Sâu non mới nở ra đục vào cành làm tắc mạch dẫn nên dần dần cành bị khô. Sâu thường tiết tơ kết dính phân và miếng vụn của cây tạo những dây dài.

PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY ĐIỀU

Biện pháp phòng trị:

Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi sâu mới đục ở phần vỏ, phòng trừ bằng các cách:
Bóc chỗ vỏ có dấu sâu đục hoặc vạt nơi sâu đục thân để bắt sâu non, nhộng và trứng, cưa bỏ và tiêu huỷ các cành bị đục.

Quét vôi lên thân cây từ 1m trở xuống vào đầu mùa khô (tháng 12) để ngăn chận sự đẻ trứng và ấu trùng xâm nhập.

Bơm dung dịch thuốc trừ sâu vào nơi bị đục như thuốc chứa hoạt chất Emamectin benzoate acid salicylic.

Thuốc hóa học tham khảo:  sử dụng thuốc có hoạt chất Chlorpyriphos Ethyl (Politoc 666EC).

CÔN TRÙNG CHÍCH HÚT (bọ xít muỗi, bọ trĩ, rầy mềm)

Triệu chứng:

Bọ xít muỗi: hại nặng vào tháng 12 – 2, lúc điều ra hoa rộ và có quả non. Gây hại lá, hoa, hạt điều non làm lá non bị chích khô trắng lại, khó rụng, có khi khô cả chùm hoa, trái non rụng nhiều, hạt nhăn nheo khô và rụng.

PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY ĐIỀU PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY ĐIỀU

Bọ trĩ: làm rách lớp biểu bì ở các bộ phận non và liếm hút nhựa chảy ra, dẫn đến lá đọt kém phát triển và có màu trắng bạc, hoa và trái non bị khô và rụng, vỏ hạt bị hiện tượng da cám, vỏ trái giả bị chai sần, nứt chảy nước và thối.

PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY ĐIỀU

Rầy mềm: Rầy bám thành từng mảng dày trên chồi lá, chồi hoa, hoặc chích hút nhựa ở trái non, sau đó chất thải của rầy bị nấm ký sinh làm đen trái non và rụng.

PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY ĐIỀU

Biện pháp phòng trừ:

Côn trùng chích hút phá hoại nhiều vào giai đoạn điều ra đọt non và ra bông, kết trái. Vì vậy từ tháng 11 phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu.
Vệ sinh dọn dẹp cỏ dại, cắt tỉa cành thông thoáng sau thu hoạch và trong mùa mưa là biện pháp tích cực nhằm chủ động hạn chế mật độ nhóm côn trùng chích hút khi điều ra bông, kết trái.

Dùng thuốc có hoạt chất permethrin, Emamectin, Matrine.

Thuốc hóa học sử dụng khi thật cần thiết: Chlorpyrifos Ethyl (Sago – super 20EC, Fiphos 555EC).

SÂU GÂY HẠI

Triệu chứng:

Sâu róm: ăn trụi lá cả cây. Sâu hóa nhộng trong những kén tơ vàng ánh. Sâu có thể gây dịch lớn. Sâu xuất hiện vào đầu mùa khô. Sâu tuổi lớn thường ăn trụi hết phần thịt lá và chỉ chừa lại gân chính.

PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY ĐIỀU

 

 

Sâu phỏng lá: sâu rất nhỏ đục vào biểu bì lá non, tạo thành những vết phồng màu trắng. Bị nặng toàn bộ lá sẽ khô và gãy rụng.

Biện pháp phòng trừ:

Phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu róm đỏ, dùng tay để hái và thu gom những lá có ổ sâu non và kén nhộng để tiêu hủy.
Sử dụng bẫy đèn để thu con bắt trưởng thành.
Nếu mật độ sâu non cao phun thuốc chứa hoạt chất Matrine, Permethrin.

Thuốc hóa học tham khảo: sử dụng thuốc  có hoạt chất Dimethoate (Fenbis 25 EC, Empryse  668EC), Chlorpyrifos (Dragon 585 EC, Wavotox 585EC).