QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH 

QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Tác nhân: vi khuẩn Liberobacter asiaticum

Triệu chứng

Phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh. Trái méo mó, tâm trái bị lệch hẳn sang một bên, trái chín ngược. Rễ tơ bị mất đi chỉ còn lại hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.

Biện pháp:

Sử dụng thuốc có hoạt chất Steptomycin để trị vi khuẩn. Kết hợp sử dụng thuốc có hoạt chất Abamectin để trừ rầy chổng cánh và phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng.

Thuốc hóa học tham khảo: Wellof 330EC, Hoppecin 50EC

BỆNH TRISTEZA

Tác nhân: Do Citrus tristeza virus. Rầy mềm là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi.

Triệu chứng:

Gân lá trong mờ khi đưa lên ánh sang, vàng lá, khô cành, rụng lá. Lá bị mo lên và gân chính của lá lõm xuống, gân lá bị sưng lên. Khi cây bệnh nặng: triệu chứng rổ thân cây. Lột vỏ ra sẽ thấy phần gổ của thân cây bị lõm vào.

QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Biện pháp phòng trừ:

–  Không nhân giống từ các vườn cây đã nhiễm bệnh Tristeza.

–  Sử dụng giống cây sạch bệnh.

–  Sát trùng dụng cụ làm vườn

–  Tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng.

–  Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy mềm trên vườn và trên các cây ký chủ

–  Không trồng cây có múi vào vùng có áp lực bệnh cao.

–  Thường xuyên thăm vườn, phát hiện và tiêu hủy kịp thời các cây bệnh để tránh lây lan.

–  Phun thuốc phòng trừ trung gian truyền bệnh như rầy rệp bằng các loại thuốc có hoạt chất, Abamectin, Azadirachtin.

Thuốc hóa học tham khảo: Actara, Confidor, Phironin 50SC.

BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ

Tác nhân: nấm Furarium solani

Triệu chứng:

Gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm.  bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn, rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái, từ đó làm cành bị chết khô. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn thân.

QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Biện pháp:

Tỉa cành, tạo tán, loại bỏ cây bệnh

Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam, nhằm có biện pháp quản lý kịp thời.

Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc trừ bệnh khi cây chớm bệnh kết hợp với thuốc trừ tuyến trùng

Bón Trichoderma kết hợp phân hữu cơ.

Phun thuốc có nguồn gốc sinh học như hoạt chất Streptomyces, Trichoderma.

Tham khảo thuốc hóa học: Ridozeb 72WP, Physan 20SL.

BỆNH LOÉT DO VI KHUẨN

Tác nhân:  vi khuẩn  Xanthomonas campestris 

QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Triệu chứng: Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó đậm dần rồi hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt. Xung quanh vết bệnh có 1 quầng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá.

Biện pháp:

Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy.

Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục.

Khi trong vườn có bệnh xuất hiện, không nên tưới nước thẳng lên tán cây sẽ làm cho mầm bệnh lây lan mạnh.

Phun thuốc định kỳ bảo vệ các đợt lộc non và trái non, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Abamectin, Azadirachtin.

Thuốc hóa học tham khảo: Bonny 4SL, Physan 20SL, Confidor 100SL.

BỆNH GHẺ NHÁM 

Tác nhân: nấm Sphaceloma fawcettii

Triệu chứng:

Trên lá nốt ghẻ thường thấy ở mặt dưới, dạng tròn, nhô lên, màu nâu nhạt, lá bị biến dạng. Trên trái, cành non cũng có vết bệnh tương tự, nhưng thường liên kết nhau thành mảng lớn hoặc nhỏ.

QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Biện pháp:

Tỉa bỏ các bộ phận bị nhiễm bệnh nặng và tiêu hủy.

Kiểm soát bệnh bằng chế độ phun thuốc định kỳ mỗi khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc có hoạt chất sinh học như chitosan, Validamycin.

Thuốc hóa học tham khảo: Dovatop 400SC, Tracomix 760WPPhysan 20SL